NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHIẾN BUỔI PHỎNG VẤN THẤT BẠI

Phụ lục
nhung-loi-thuong-gap-khien-buoi-phong-van-that-bai

Mặc dù cảm thấy bản thân mình trả lời phỏng vấn rất trôi chảy, CV cũng rất ổn, nhưng vẫn trượt phỏng vấn. Lý do là đâu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này cùng Devwork nhé.

Phỏng vấn là vòng quan trọng để nhà tuyển dụng có thể trực tiếp gặp và đánh giá ứng viên được một cách rõ ràng nhất. Tâm trạng lo lắng là điều bình thường khi đây là lần đầu tiên gặp mặt của ứng viên và doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc dựa trên nhiều tiêu chí để lựa chọn người phù hợp với doanh nghiệp, nên bên cạnh những người được chọn cũng không thể tránh khỏi những người bị trượt. Nhưng trong trường hợp trình độ của bạn tốt nhưng vẫn liên tục phỏng vấn thất bại thì chắc hẳn vấn đề nằm ở kỹ năng phỏng vấn của bạn.


Có rất nhiều lý do khiến mọi người thất bại trong các cuộc phỏng vấn… từ việc không thể hiện được những điều mà nhà tuyển dụng muốn thấy, đến việc đặt câu hỏi ở cuối cuộc phỏng vấn không hợp lý. Nhiều ứng viên nghĩ rằng phỏng vấn thất bại là do CV của mình, nhưng sự thật là nếu nhà tuyển dụng mời bạn phỏng vấn, họ đã duyệt về phần sơ yếu lý lịch của bạn trước đó. Và họ muốn phỏng vấn bạn để hiểu được nhiều hơn, vì vậy bạn phải gây ấn tượng với họ bằng cách giới thiệu bản thân mình, đặt câu hỏi cuối buổi phỏng vấn hợp lý…


Uploaded image


Dưới đây là 8 lỗi thường gặp khiến buổi phỏng vấn thất bại của các ứng viên:


1. Bạn không tìm hiểu kỹ về công việc và doanh nghiệp


Đây là một bước vô cùng quan trọng và đừng đánh giá thấp nó. Các doanh nghiệp muốn tuyển dụng một người tỉ mỉ và chăm chỉ, bất kể bạn đang phỏng vấn cho công việc nào. Và cách đầu tiên để cho họ thấy rằng bạn làm việc chăm chỉ là thể hiện những thông tin mà bạn tìm được từ doanh nghiệp. Hãy cố gắng biết nhiều hơn bất kỳ ai khác mà họ đã phỏng vấn.


Hãy thử mô tả công việc mà bạn đã ứng tuyển cùng những trách nhiệm chính. Bên cạnh đó hãy tìm hiểu thêm thông tin khác về doanh nghiệp như cách họ kiếm tiền, khách hàng của họ là ai, đối thủ cạnh tranh hàng đầu của họ là ai, quy mô của họ (100 nhân viên, hàng nghìn nhân viên...) và hơn thế nữa. Hãy thử tưởng tượng xem một số ứng viên khác đang làm gì, và sau đó làm gấp đôi, đó là cách bạn nổi bật hơn.


Điều này không cần tới năng lực cao, hay tài năng đặc biệt mà phụ thuộc vào thời gian và công sức mà bạn bỏ ra để tìm hiểu. Mức độ tự tin của bạn khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn như: "Tại sao bạn lại ứng tuyển ở đây?" hoặc "Bạn biết gì về chúng tôi?" hoàn toàn khác khi bạn đã thực sự tìm hiểu kỹ lưỡng.


2. Bạn không đặt nhiều câu hỏi


Các doanh nghiệp muốn tuyển dụng một người cầu tiến, và luôn biết rõ bản thân mình muốn gì. Vì những người như vậy luôn có mục tiêu cụ thể và biết mình nên làm gì để phấn đấu cho tương lai. Nếu không, họ sẽ sợ bạn cảm thấy nhàm chán, không thích công việc, bỏ đi ngay khi bạn tìm thấy thứ gì đó tốt hơn, hoặc không hiểu rõ dẫn đến hiểu nhầm về doanh nghiệp của họ…


Và làm thế nào bạn có thể biết công việc đang ứng tuyển hoàn toàn phù hợp nếu bạn không hỏi bất kỳ câu hỏi nào? Vì vậy, hãy biết cách chủ động trong khi phỏng vấnđặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Bạn nên đặt ít nhất một hoặc hai câu hỏi khác nhau cho mỗi nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn.


3. Bạn đã không gửi email cảm ơn cho từng nhà tuyển dụng


Đây là một cách khác để thể hiện bạn là một nhân viên chăm chỉ, người chủ động thực hiện các bước bổ sung để vượt lên trên và vượt quá những gì được yêu cầu, thay vì một người bị động hoặc chờ được yêu cầu làm điều gì đó.


Hãy gửi email cảm ơn tới từng người bạn đã gặp trực tiếp trong buổi phỏng vấn. Gửi nó vào ngày hôm sau trong những khoảng thời gian mà họ rảnh như: giờ ăn trưa, hoặc buổi tối sau cuộc phỏng vấn khi bạn về đến nhà.


4. Bạn đã đưa ra những câu trả lời không đáng tin cậy


Điều quan trọng là phải xác thực và thừa nhận khi bạn không biết điều gì đó, sau đó thể hiện bạn sẵn sàng tìm hiểu điều đó. Khi không chắc chắn về một điều gì đó, hãy nói “không” thay vì đưa ra một số câu trả lời dài dòng không đáng tin cậy. Bạn có thể trả lời kiểu: “Tôi không chắc” hoặc “Không, tôi chưa bao giờ làm điều đó một hoặc hai lần trong một cuộc phỏng vấn trước đây, nhưng tôi rất muốn tìm hiểu điều đó”.


Điều này tốt hơn rất nhiều so với việc cố gắng nói dối hoặc đưa ra một câu trả lời dài dòng, khó hiểu. HR là những rất thông minh và tinh tế, nếu bạn đang bối rối, lúng túng hoặc nói dối họ đều có thể nhìn ra điều đó. Và nếu họ không cảm thấy có thể tin tưởng bạn, bạn sẽ thất bại trong cuộc phỏng vấn đó.


Cảm thấy áp lực khi phải nói “có” cho mọi câu hỏi hoặc hành động như thể biết tất cả mọi thứ là lý do phổ biến khiến mọi người thất bại trong các cuộc phỏng vấn xin việc của họ. Hãy trả lời một cách thẳng thắn, và thể hiện sự tò mò của bạn, đây chính là một điểm cộng tuyệt vời.


Uploaded image


5. Bạn không thể giải thích những gì bạn đang tìm kiếm trong công việc


Đây là điều mà rất nhiều ứng viên thường bỏ qua hoặc đánh giá thấp. Nếu bạn không chắc chắn về những gì bạn muốn làm tiếp theo trong sự nghiệp của mình, nhà tuyển dụng sẽ lo lắng rằng bạn sẽ thay đổi ý định và rời đi, không thích công việc hoặc cảm thấy buồn chán…


Vì vậy, nếu bạn muốn có nhiều lời mời làm việc hơn, hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn muốn làm gì. Nếu bạn đang thất nghiệp, hãy sẵn sàng giải thích lý do bạn rời bỏ vai trò trước đây của mình. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị một câu trả lời tốt cho việc kể về câu chuyện của bản thân.


6. Bạn không thể giải thích lý do bạn muốn công việc của họ


Sau khi cho họ thấy rằng bạn đang tìm kiếm trong quá trình tìm việc, hãy sẵn sàng giải thích công việc bạn đang ứng tuyển phù hợp với điều đó như thế nào. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng bản mô tả công việc sẽ giúp bạn nêu ra những trách nhiệm mà bản thân mong muốn được thực hiện và xây dựng các kỹ năng.


Nhà tuyển dụng thường hỏi những câu hỏi như: “Tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này?" để kiểm tra xem bạn có lý do cụ thể để ứng tuyển thật hay không. Và bạn sẽ không nhận được nhiều lời mời làm việc bằng cách nói rằng bạn chỉ cần một công việc, hoặc bạn đang thất nghiệp và cần tìm việc làm.


Nếu bạn không thật sự quan tâm đến công việc, họ có thể sẽ tìm một người khác làm được điều đó. Bạn sẽ nhận được nhiều lời mời làm việc hơn khi bạn có thể giải thích chính xác lý do bạn nộp đơn. Vậy nên, để tìm được công việc mà mình thật sự quan tâm, bạn nên thu hẹp lĩnh vực tìm làm hơn, ứng tuyển ít vị trí công việc hơn, nhưng phù hợp hơn.


7. Bạn không thể hiện sự hào hứng hay nhiệt tình


Một người tích cực, tràn đầy năng lượng và hào hứng với công việc luôn thu hút được mọi người. Bạn đang tham gia nhóm của họ và họ muốn một người luôn tràn đầy năng lượng, hào hứng và quan tâm đến công việc. Hãy cố gắng duy trì và lan tỏa những năng lượng tích cực của bạn trong buổi phỏng vấn.


Nếu họ nói với bạn về một phần công việc nghe có vẻ thú vị, hãy nói hoạ thể hiện rằng nó thú vị. Thử nói những câu như: “Điều đó thật tuyệt” hay “Điều đó nghe thú vị thật đấy” ít nhất một hoặc hai lần trong một cuộc phỏng vấn.


8. Bạn quá khiêm tốn


Đừng quên rằng mục tiêu của bạn trong một cuộc phỏng vấn là thuyết phục doanh nghiệp chọn mình. Mặc dù khiêm tốn và trung thực là điều tốt, nhưng đừng quá ngại ngùng khi nói cho HR biết bạn giỏi ở điểm nào và bạn sẽ làm gì cho họ.


Hãy nói về những thành tích trong quá khứ, nói về những gì bạn giỏi nhất, lĩnh vực mà bạn là chuyên gia, đồng nghiệp cũ thường nói bạn là người như thế nào, hay trước đây sếp của bạn có yêu cầu bạn giúp đỡ về một chủ đề nào đó không? Bạn đã dành nhiều thời gian nhất để làm gì trong sự nghiệp của mình? Nếu bạn vừa mới tốt nghiệp, bạn đã tập trung vào việc học của mình là gì?


Bạn hiểu rất rõ và là chuyên gia của những điều này. Vì vậy hãy thể hiện cho các nhà tuyển thấy, nếu họ muốn tuyển một người có kỹ năng chuyên môn và có thể đến giúp họ ngay lập tức. Đừng ngại thể hiện điều này. Để bắt đầu, hãy chuẩn bị một câu trả lời tốt cho “thành tựu lớn nhất của bạn là gì?” Chọn một cái gì đó gần đây nếu có thể, điều đó thể hiện một bộ kỹ năng cũng sẽ hữu ích trong công việc này.


Uploaded image


Trên đây là bài viết "Những lỗi thường gặp khiến buổi phỏng vấn thất bại" do Devwork tổng hợp và biên tập. Mong rằng có thể cung cấp thêm thông tin hữu ích cho các bạn đọc. Chúc các bạn sẽ tìm được việc làm phù hợp với bản thân!


Hiện tại Devwork đang có nhiều vị trí phù hợp cho bạn lựa chọn


Devwork
Devwork là Nền tảng tuyển dụng kỹ sư IT vượt trội với mô hình kết nối Nhà tuyển dụng với mạng lưới hơn 30.000 CTV tuyển dụng.
Hơn 1500 Nhà tuyển dụng tin dùng Devwork để :
Tối ưu chi phí
Tiết kiệm thời gian
Chất lượng chuyên nghiệp
Hãy đăng ký ngay Devwork trong hôm nay để có thể gia tăng sự cạnh tranh của công ty bạn.
Hoặc liên hệ với chúng tôi :
Email: hello@devwork.vn

Tag Cloud:

Tác giả: quyenntt

Chia sẻ bài viết

Sao chép đường dẫn

Việc làm tại Devwork

khám phá các cơ hội việc làm tốt nhất tại Devwork Xem thêm

Tiền thưởng

Đăng nhập để xem

Tiền thưởng

Đăng nhập để xem

Sale Manager

  • Negotiate
  • Hồ Chí Minh

Tiền thưởng

Đăng nhập để xem

SALES STAFF

  • Negotiate
  • Hồ Chí Minh

Tiền thưởng

Đăng nhập để xem

Bài viết liên quan

Danh sách bài viết liên quan có thể bạn sẽ thích Xem thêm