“CƠN KHÁT” TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Phụ lục
    con-khat-tuyen-dung-nhan-luc-nganh-cong-nghe-thong-tin

    Gần 3 năm trở lại đây, cả thế giới phải gồng mình đối mặt với đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến phát triển kinh tế toàn cầu. Tất cả các lĩnh vực kinh doanh đều phải chịu tác động tiêu cực, sản xuất bị đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, cước vận tải tăng cao,…

    Gần 3 năm trở lại đây, cả thế giới phải gồng mình đối mặt với đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến phát triển kinh tế toàn cầu. Tất cả các lĩnh vực kinh doanh đều phải chịu tác động tiêu cực, sản xuất bị đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, cước vận tải tăng cao,… Chính trong bối cảnh đó, ngành Công nghệ thông tin vẫn đang nổi lên như một điểm sáng của nền kinh tế giữa mùa dịch. Tuy nhiên, việc ngành này phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn ngắn khiến cho nguồn cung nhân lực chất lượng cao đang gặp nhiều hạn chế.


    Qua bài viết này, Devwork sẽ đem đến cho các bạn nguyên nhân và một số giải pháp làm giảm “cơn khát” nhân lực ngành IT trong giai đoạn này nhé!


    1.      Ngành công nghệ thông tin – điểm sáng đang phát triển tại Việt Nam


    Dịch bệnh COVID-19 xảy ra vào đúng thời điểm thế giới bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, có thể nói đây là “thời cơ” thuận lợi để ngành này phát triển. Bởi lẽ, chúng ta có thể ứng dụng ngay lập tức những thành tựu CNTT vào giải quyết những vấn đề trong cuộc sống con người thay vì làm việc offline theo kiểu truyền thống trước đây.


    Nếu như 5 năm về trước, còn nhiều người chỉ ưa chuộng hình thức chợ truyền thống, thì hiện tại, ai cũng mong muốn mua bán nhanh chóng, tiện lợi qua những sàn thương mại điện tử online.


    Theo dữ liệu thống kê, ngành CNTT hiện nay đang nằm trong top 10 ngành nghề có mức thu nhập “khủng” ở nước ta hiện nay với mức lương trung bình rơi vào khoảng 17,4 triệu đồng/tháng. Con số này có thể dao động từ 1000-5000 USD tùy vào vị trí làm việc, kinh nghiệm và năng lực của mỗi nhân viên IT.


    Vậy, tại sao chúng ta lại gọi ngành Công nghệ thông tin là điểm sáng của Việt Nam? Bởi lẽ, theo các chuyên gia kinh tế, xu hướng chuyển đổi số đã giành cho ngành này có một cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ và dài hạn. Báo cáo của Bộ thông tin và Truyền thông đã cho thấy tổng doanh thu toàn ngành CNTT – Viễn thông Việt Nam năm 2020 đạt 120 tỷ USD, trong đó công nghiệp phần cứng chiếm 107 tỷ USD, còn lại là công nghiệp phần mềm là 5 tỷ USD, công nghiệp nội dung số 900 triệu USD và những ngành khác.


    Trong giai đoạn năm 2016-2022, công nghiệp công nghệ thông tin có tốc độ tăng trưởng trung bình là 14,7%/năm, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu của ngành đã đề ra là 10%; công nghiệp phần mềm giữ nguyên mức tăng trưởng 15%/năm; công nghiệp phần cứng, điện tử, viễn thông tăng 20,24%/năm… Đặc biệt, trong giai đoạn này, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp phần cứng, điện tử - viễn thông, đứng thứ hai về sản xuất điện thoại và linh kiện, đứng thứ 10 về sản xuất điện tử và linh kiện, vượt qua nhiều quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Đức, Ấn Độ, Brazil…


    Có thể nói, dịch bệnh là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự thay đổi của công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế. Theo dự báo, có 6 lĩnh vực sẽ thay đổi sau COVID-19 bao gồm: Làm việc online, giáo dục, y tế từ xa, phương tiện lái tự động, mua sắm trực tuyến; tổ chức hội chợ triển lãm online.


    Theo khảo sát tiến hành tháng 6/2021 của Vietnam Report với các doanh nghiệp công nghệ, đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh công tác chuyển đổi số ở các doanh nghiệp (82,4%). Đây là một trong ba cơ hội chính để phát triển ngành Công nghệ thông tin Việt Nam trong những năm tới – theo nhận định của các doanh nghiệp và chuyên gia khảo sát.



    2.      Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt nhân sự ngành công nghệ thông tin


    Bất chấp dịch bệnh, CNTT vẫn là ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam bởi đây là ngành có lượng xuất siêu lớn nhất. Bên cạnh đó, với mục tiêu xây dựng quốc gia số vào năm 2030 của Chính phủ Việt Nam, ta có thể nhận thấy CNTT chính là tương lai của đất nước. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy, nhân lực ngành IT chưa theo kịp nhu cầu phát triển và đặc biệt là thiếu một đội ngũ chất lượng cao.


    Báo cáo về thị trường IT Việt Nam của TopDev vào năm 2021, Việt Nam cần khoảng 450.000 nhân lực trong ngành CNTT nhưng cho đến hiện tại, số lập trình viên mới chỉ đạt khoảng 430.000 người. Mặc dù đây không phải là con số nhỏ và vẫn liên tục tăng vì số cử nhân được đào tạo về ngành này tại các trường cao đẳng, đại học liên tục ra trường nhưng chất lượng lại là vấn đề rất đáng lo ngại. Phần lớn những lập trình viên mới bước ra khỏi giảng đường đại học đều chưa có đủ kinh nghiệm, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Theo thống kê, trong 55.000 sinh viên IT tốt nghiệp hàng năm, chỉ có 16.000 người (chiếm 30%) là có đủ kỹ năng và trình độ làm việc tại những doanh nghiệp.


    Thực tế cho thấy, nhu cầu tuyển dụng nhân sự của ngành nhân sự trong ngành Công nghệ thông tin trong thời điểm đầu năm nay được ghi nhận là đang ở mức cao nhất trong những năm gần đây. Với khoảng 45.000 doanh nghiệp trong ngành IT đang hoạt động ở Việt Nam, nhu cầu nhân công của họ trong năm 2022 rơi vào khoảng 200.000 người.


    Bên cạnh đó, mức lương của những lập trình viên khi làm việc tại doanh nghiệp khác nhau cũng vô cùng cạnh tranh. Từ mức lương cơ bản nhất là 342 USD/tháng cho đến tối thiểu là hơn 2000 USD/tháng cho các vị trí ứng viên đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và chuyên môn. Dự kiến mức lương mặt bằng này sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, gần nhất có lẽ là giữa và cuối năm 2022.


    Tuy nhiên, để tuyển dụng được nguồn nhân lực dồi dào cho những mảng Công nghệ đang là xu thế, đồng thời có chuyên môn cao, thì mức lương cao “chót vót” chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là ứng viên phù hợp. Hơn 40% các doanh nghiệp hoạt động tại ngành Công nghệ thông tin thừa nhận họ đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự cho các vị trí quan trọng như quản lý, giám sát và kiến trúc hệ thống. Trong khi đó, mức lương của những nhân sự cấp cao, quan trọng này là không hề nhỏ, rơi vào khoảng 1.300 USD đến hơn 2.200 USD/ tháng. Điều đó chứng minh rằng, doanh nghiệp sẵn sàng trả lương cao cho ứng viên là một chuyện, còn tìm được người hay không lại là một câu chuyện khác – nan giải hơn.


    Hãy nhìn sang bối cảnh của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ được xác định là “trái tim” của cuộc cách mạng 4.0 và là điều kiện quan trọng đưa Việt Nam thành quốc gia số. Có thể nói, đây là ngành đóng vai trò cốt lõi trong nhiều lĩnh vực như công nghệ tài chính, ngân hàng, y tế… Thậm chí, đây còn là tiền đề, cũng là yếu tố quyết định tạo ra nhiều dịch vụ, sản phẩm mới mang tính cạnh tranh cao. Vậy mà, ở mảng này, trong số 400.000 người làm CNTT của nước ta, chỉ có 4.000 nhân sự (khoảng 1%) có cơ hội tiếp cận và được đào tạo chuyên môn về AI.


    Thực lòng mà nói, đây vừa là con số đáng báo động, vừa là cơ hội cho những thế hệ trẻ sau này, để họ biết nắm bắt mục tiêu nghiên cứu chuyên sâu vào mảng AI đang thiếu nhân lực trầm trọng. Tuy nhiên, trong hiện tại, nếu không thể bù đắp gấp nhân sự chất lượng cao vào mảng AI, rất có thể Việt Nam một lần nữa lại phải lệ thuộc vào công nghệ từ nước ngoài.


    Nói về vấn đề thiếu nhân lực, nhiều chuyên gia đã khẳng định, mặc dù hàng năm số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT vô cùng lớn, tuy nhiên những ứng viên thực sự có năng lực phù hợp lại chỉ chiếm thiểu số. Trong ngành này, bằng cấp không hẳn là yếu tố quan trọng nhất, chỉ có năng lực chuyên môn thực sự mới có thể quyết định bạn có nắm bắt được những cơ hội đang có trên thị trường tuyển dụng hay không.


    Nhân lực chất lượng cao làm việc trong ngành Công nghệ thông tin không chỉ là nhu cầu cấp thiết của những doanh nghiệp trong nước mà còn được săn đón nhiệt tình bởi những công ty xuyên quốc gia. Với hình thức làm việc từ xa (remote work), nhiều nhân sự chất lượng cao của Việt Nam nhận được sự săn đón từ các doanh nghiệp quốc tế đến từ Nhật Bản, Mỹ hay Singapore. Đây chính là cơ hội của mọi ứng viên đã, đang và sẽ gia nhập vào ngành IT.


    3.      Giải pháp giảm thiểu “cơn khát” nhân lực IT


    Cho tới hiện nay, Việt Nam đã có 149 trường đại học, 412 trường cao đẳng và trung cấp đào tạo ngành CNTT, hàng năm “tung” ra thị trường khoảng 55.000 kỹ sư. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ chỉ được tiếp xúc với những kiến thức cơ bản, thiếu chiều sâu và trường hợp đặc biệt cụ thể, do đó, không ít người khi đi làm cần phải đào tạo lại từ đầu.


    Để tuyển dụng một nhân sự CNTT chất lượng cao là điều vô cùng khó khăn, chính vì vậy doanh nghiệp nên có những bước chuyển hướng đối tượng tuyển dụng – đó là những sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ cần chi một khoản phí để đào tạo nhân sự từ 3-6 tháng trước khi bắt tay vào làm công việc thực tế.



    Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nên đẩy mạnh việc kết nối với những trường đại học, cơ sở đào tạo sinh viên ngành Công nghệ thông tin. Bởi lẽ, các đơn vị đào tạo chính thống về Công nghệ thông tin mới đang chỉ cung cấp được khoảng 40% nhu cầu thị trường. Nếu như có thể thống nhất đi tới hoạt động kết hợp giữa cơ sở kinh doanh và cơ sở giảng dạy, đây sẽ là điều kiện hoàn hảo để những sinh viên có cơ hội học tập và trải nghiệm thực tế.


    Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp nước ngoài, thậm chí ngay trong nước ta cũng đã có sự đầu tư thông minh khi rót vốn vào những “hạt giống” sáng giá tại những trường đại học bằng cơ hội học bổng, cơ hội cộng tác, thực tập tại chính doanh nghiệp. Ngược lại, các doanh nghiệp nên kết hợp với họ để tìm hiểu nhu cầu doanh nghiệp, đưa ra khung đào tạo phù hợp với thị hiếu ngành IT, khi đó Việt Nam vừa có nhân lực chất lượng cao, vừa đáp ứng được nơi làm việc tương lai cho từng sinh viên.


    Trên thực tế, những năm gần đây, mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đang thực hiện và mang lại những tín hiệu đáng mừng. Có thể kể đến tập đoàn Vingroup đã đặt hàng 54 trường đại học – tiếp nhận 100.000 sinh viên tốt nghiệp các ngành CNTT trong 10 năm tới; Viettel, VNPT hợp tác với Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính – Viễn thông, Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN,… nhằm tìm kiếm những nhân sự chất lượng cao hàng năm.


    Cho tới thời điểm này, việc kết hợp cơ sở giảng dạy và doanh nghiệp là mô hình hiệu quả và có tính hợp lý cao nhất nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực CNTT chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhân sự sẽ vừa được đào tạo lý thuyết, thực chiến chuyên sâu; vừa được đảm bảo đầu ra việc làm từ doanh nghiệp.


    Hiện tại Devwork đang có nhiều vị trí để cho bạn lựa chọn phù hợp.

    • Nếu bạn quan tâm và mong muốn thử sức ở vị trí HR Freelancer có thể tham khảo công việc trên website của Devwork và đăng kí để trở thành một HR Freelancer ngay tại: https://devwork.vn/dang-ky/hr-freelance

    • Đăng kí NTD: https://devwork.vn/dang-ky/nha-tuyen-dung

    Devwork
    Devwork là Nền tảng tuyển dụng kỹ sư IT vượt trội với mô hình kết nối Nhà tuyển dụng với mạng lưới hơn 30.000 CTV tuyển dụng.
    Hơn 1500 Nhà tuyển dụng tin dùng Devwork để :
    Tối ưu chi phí
    Tiết kiệm thời gian
    Chất lượng chuyên nghiệp
    Hãy đăng ký ngay Devwork trong hôm nay để có thể gia tăng sự cạnh tranh của công ty bạn.
    Hoặc liên hệ với chúng tôi :
    Email: hello@devwork.vn

    Tag Cloud:

    Tác giả: quyenntt

    Chia sẻ bài viết

    Sao chép đường dẫn

    Việc làm tại Devwork

    khám phá các cơ hội việc làm tốt nhất tại Devwork Xem thêm

    Sale Manager

    • Negotiate
    • Hồ Chí Minh

    Tiền thưởng

    Đăng nhập để xem

    SALES STAFF

    • Negotiate
    • Hồ Chí Minh

    Tiền thưởng

    Đăng nhập để xem

    Tiền thưởng

    Đăng nhập để xem

    Tiền thưởng

    Đăng nhập để xem

    Tiền thưởng

    Đăng nhập để xem

    Bài viết liên quan

    Danh sách bài viết liên quan có thể bạn sẽ thích Xem thêm