CÁCH TÍNH THUẾ TNCN KHI NHẬN LƯƠNG GROSS

cach-tinh-thue-tncn-khi-nhan-luong-gross

Nắm được cách chủ động tính tiền lương của mình sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn. Trong đó cách tính thuế TNCN sau khi nhận được lương Gross là một trong những cách cơ bản nhất để thực hiện điều đó. Hãy cùng Devwork tìm hiểu về cách tính này nhé!

Nắm được cách chủ động tính tiền lương của mình sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn. Bên cạnh việc tính thuế TNCN theo lương Net, cách tính thuế TNCN sau khi nhận được lương Gross là một trong những cách cơ bản nhất để thực hiện điều đó. Điều này còn giúp bạn cân nhắc nên Deal lương Net hay lương Gross, để có cơ hội tốt hơn về thu nhập.

Thuế TNCN là gì?

Thuế thu nhập cá nhân (hay được viết tắt là thuế TNCN) là mức tiền mà người có thu nhập phải khấu trừ vào lương hoặc các nguồn khác sau khi đã trừ các khoản thu nhập được miễn thuế và các khoản giảm trừ do hoàn cảnh gia đình. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào người có thu nhập thấp nên việc này sẽ công bằng với mọi đối tượng, giúp thu hẹp khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội.


Lương GROSS là gì?

Lương Gross là tổng mức lương mà bạn sẽ nhận được hàng tháng bao gồm: lương cơ bản và các khoản trợ cấp, phụ cấp. Sau khi nhận được khoản tiền lương này, các phí như thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT)… bạn sẽ tự đi đóng dựa trên mức lương đã được nhận hoặc được doanh nghiệp đóng.

VD: Với mức lương Gross 10.000.000 VNĐ/tháng thì sau đó bạn sẽ phải trích 10,5% mức lương này để đóng các khoản phí theo quy định của nhà nước như: bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) (trong đó, cụ thể phải đóng: 8% BHXH, 1,5% BHYT, 1% BHTN) và số tiền thực mà bạn sẽ nhận được mỗi tháng là 8.950.000 VNĐ.

Uploaded image

Cách tính thuế TNCN theo lương GROSS

Đối với lương Gross, cách tính thuế TNCN sẽ chia ra làm hai trường hợp: Tính thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân cư trú và Tính thuế đối với cá nhân không cư trú.

1. Tính thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân cư trú

Trường hợp 1: Người lao động ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên

Công thức tính thuế:

Căn cứ Điều 7 và Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được tính theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (1)

Để tính được số thuế phải nộp cần xác định được thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:


Thu nhập tính thuế được tính như sau:

Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ (2)

Trong đó:

Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn (3)

Các khoản giảm trừ

Căn cứ Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, người nộp thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được trừ các khoản sau:


  • Giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm), đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

  • Giảm trừ với các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc là 10,5%, cụ thể: Bảo hiểm xã hội (8%), bảo hiểm y tế (1,5%), bảo hiểm thất nghiệp (1%).

  • Các khoản giảm trừ khác (nếu có) gồm: Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học, Quỹ hưu trí tự nguyện.

Lưu ý: Người lao động chỉ phải nộp thuế nếu có thu nhập tính thuế. Nói cách khác, cá nhân không có người phụ thuộc chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng, sau khi đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc…


* Thuế suất thuế thu nhập cá nhân

Uploaded image

Phương pháp tính thuế

Trên đây là công thức tính thuế thu nhập cá nhân nhưng để tính được số thuế phải nộp cần biết phương pháp tính thuế như sau:

Phương pháp 1: Phương pháp tính không rút gọn

  1. Bước 1. Xác định tổng thu nhập chịu thuế

  2. Bước 2. Tính các khoản được miễn

  3. Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3)

  4. Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ

  5. Bước 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)

  6. Bước 6. Tính số thuế phải nộp theo công thức (1)

Phương pháp 2: Phương pháp tính rút gọn


Sau khi xác định được thu nhập tính thuế thì các bạn áp dụng cách tính rút gọn theo bảng sau đây:

Uploaded image


Trường hợp 2: Người lao động ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động


Điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân, trừ trường hợp đủ điều kiện làm cam kết 02.

2. Tính thuế đối với cá nhân không cư trú

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC, số thuế thu nhập cá nhân của cá nhân không cư trú được xác định theo công thức sau:


Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế x 20%

Trên đây là bài viết "Cách tính thuế TNCN theo lương GROSS" do Devwork tổng hợp, mong rằng sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về cách tính lương và quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả.

Hiện tại Devwork có nhiều vị trí cho bạn lựa chọn phù hợp

Devwork
Devwork là Nền tảng tuyển dụng kỹ sư IT vượt trội với mô hình kết nối Nhà tuyển dụng với mạng lưới hơn 30.000 CTV tuyển dụng.
Hơn 1500 Nhà tuyển dụng tin dùng Devwork để :
Tối ưu chi phí
Tiết kiệm thời gian
Chất lượng chuyên nghiệp
Hãy đăng ký ngay Devwork trong hôm nay để có thể gia tăng sự cạnh tranh của công ty bạn.
Hoặc liên hệ với chúng tôi :
Email: hello@devwork.vn

Tag Cloud:

Tác giả: Đào Thị Thu Phương

Chia sẻ bài viết

Sao chép đường dẫn

Việc làm tại Devwork

khám phá các cơ hội việc làm tốt nhất tại Devwork Xem thêm

Tiền thưởng

Đăng nhập để xem

Tiền thưởng

Đăng nhập để xem

Sale Manager

  • Negotiate
  • Hồ Chí Minh

Tiền thưởng

Đăng nhập để xem

SALES STAFF

  • Negotiate
  • Hồ Chí Minh

Tiền thưởng

Đăng nhập để xem

Senior Java Engineer

  • Negotiate
  • Hà Nội

Tiền thưởng

Đăng nhập để xem

Tiền thưởng

Đăng nhập để xem

Bài viết liên quan

Danh sách bài viết liên quan có thể bạn sẽ thích Xem thêm