CÂN NHẮC GIỮA TIỀN THƯỞNG CUỐI NĂM VÀ KHOẢN LƯƠNG ĐẦU VÀO

Phụ lục
can-nhac-giua-tien-thuong-cuoi-nam-va-khoan-luong-dau-vao

Bài toán có nên nhảy việc vào cuối năm hay không dường như chưa bao giờ hết nóng với những người đi làm. Vậy nên, bạn luôn chần chừ khi có quyết định chuyển việc, đặc biệt là khi lương tháng thứ 13 và thưởng Tết đang đến gần. Hãy cùng Devwork phân tích những cơ hội và nguy cơ của vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Hãy thử đặt bản thân vào trường hợp, bạn nhận được lời mời làm việc tại một công ty bạn cực kì yêu thích và đây sẽ là cơ hội nghề nghiệp rất tốt cho tương lai của bạn. Thế nhưng, khoản tiền thưởng cuối năm chỉ còn cách bạn 1 đến 2 tháng nữa. Bạn cần cân nhắc như thế nào để bản thân thấy thoải mái nhất với lựa chọn của mình và không cảm thấy nuối tiếc? 


Để xử lý tình huống phức tạp gây nên nhiều sự “đau đầu” này của ứng viên, một số nhà tuyển dụng đã đưa ra giải pháp bằng việc tặng các ứng viên của mình một khoản lương đầu vào (sign-on bonus) như một cách để thuyết phục cũng như “an ủi” những nhân viên gia nhập công ty vào thời điểm cuối năm cũ hoặc đầu năm sau. 


Khoản tiền lương đầu vào (sign-on bonus) được hiểu nôm na như một sự chia sẻ và đền bù cho tổn thất về thu nhập thưởng cuối năm hay thưởng Tết của ứng viên vì quyết định rời bỏ công ty cũ vào thời điểm khá “nhạy cảm” này. Trước hết, tính chất của khoản lương đầu vào này không có một quy định cụ thể nào cả. Số tiền này hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên là nhà tuyển dụng và ứng viên, về thời gian cũng như số tiền cần chi trả. Khoản sign-on bonus này có thể dao động từ 5-10%, thậm chí trên mức tổng lương một năm của ứng viên. Thời gian chi trả số tiền này được chia làm hai mốc, lần đầu là ngay sau khi ứng viên chấp nhận lời mời làm việc và lần thứ hai là khi họ đã vượt qua giai đoạn thử việc.


Để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất cho vấn đề này, trước hết những ứng viên cần hiểu rõ vì sao nhà tuyển dụng lại dành cho mình khoản thưởng đầu vào này. Theo tư vấn của các chuyên gia, khoản thưởng ấy bắt nguồn từ ba lý do chính sau đây:


1. Tăng tính cạnh tranh với những nơi khác


Những ngành nghề càng có nhiều sự cạnh tranh về mặt nhân sự thì càng cần nhiều chính sách hấp dẫn để có thể thu hút được nhiều nhân tài hiếm có, đặc biệt là những nhân sự cấp cao. Điển hình như ngành Công nghệ thông tin, khoản lương đầu vào thể hiện được phần nào thành ý của nhà tuyển dụng với ứng viên khi họ thật sự mong muốn ứng viên gia nhập công ty. Vì vậy, khoản tiền này như cách để chào đón, khẳng định giá trị, công nhận và trân trọng kiến thức, kỹ năng chuyên môn của ứng viên.


2. Giữ mức cân bằng về ngân sách lương nội bộ


Chắc chắn rồi, những người làm kinh doanh sẽ luôn giữ cho mình một cái đầu lạnh đối với mọi vấn đề liên quan đến tiền, đặc biệt là quỹ lương nội bộ dành cho nhân viên bởi đó là con số khổng lồ đối với họ. Nhưng thực tế cho thấy, có nhiều ứng viên đòi hỏi mức lương cao hơn khả năng chi trả của nhà tuyển dụng dành cho một vị trí cụ thể. Vậy nên, nhà tuyển dụng đã áp dụng chính sách thưởng đầu vào để tạo ra sự khác biệt trong suy nghĩ của ứng viên về mức thu nhập trong năm đầu tiên.



Nghĩa là, ở năm làm việc đầu tiên tại công ty mới, ứng viên vẫn có thể nhận được tổng thu nhập như mong muốn nhờ vào khoản tiền lương đầu vào này. Tuy nhiên trong những tháng tiếp theo, thu nhập của nhân viên sẽ không có tính đột biến nữa mà sẽ được áp dụng theo chính sách của công ty. Điều này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng giữ được sự cân bằng và kiểm soát tốt “ngân quỹ” của mình.


3. Để “bù đắp” cho những khoản phúc lợi


Khi ứng viên quyết định rời bỏ công việc hiện tại, những người ấy không chỉ mất đi khoản thưởng cuối năm mà đôi khi còn có những phúc lợi khác kèm theo dành cho nhân viên lâu năm hay chính sách lương thưởng sản phẩm, hiệu suất và những đãi ngộ đặc biệt của công ty. Vì vậy, khoản tiền lương đầu vào một lần nữa khẳng định sự quan tâm, chia sẻ từ nhà tuyển dụng. Họ hiểu ứng viên đã phải chấp nhận bỏ lại những gì sau lưng và khoản thưởng này sẽ bù đắp được phần nào những sự đánh đổi của ứng viên.


Hơn nữa, khoản tiền lương đầu vào này như một cách để chào mừng những người mới, muốn chứng minh sự đãi ngộ tốt của công ty cũng như lan tỏa sự “ấm áp”, đồng thời xây dựng sự tin tưởng và khát khao cống hiến của ứng viên.


Vậy ứng viên nên chọn tiền thưởng cuối năm hay khoản lương đầu vào?


Đầu tiên, cũng là điều quan trọng nhất khi ứng viên muốn nhận được khoản tri trả đầu vào một cách trọn vẹn đó chính là đọc kỹ, hiểu rõ những điều kiện và điều khoản áp dụng đối với chính sách này của công ty. Bạn cần cập nhật đầy đủ các thông tin trên Internet, thậm chí hỏi trực tiếp phòng nhân sự để trả lời những câu hỏi sau: 

  • Liệu ứng viên sẽ nhận khoản lương này trong bao lâu và trong mấy lần chi trả?
  • Ứng viên có cần trả lại khoản thưởng này nếu như kết thúc công việc sau một mốc thời gian nào đó hay không?
  • Mức tiền lương đầu vào này dự trù sẽ là bao nhiêu % lương?
  • Bên cạnh mức lương đầu vào thì công ty còn có những chính sách gì?


Khi đã nắm chắc trong tay đầy đủ những thông tin này, bạn hãy cân nhắc đến chuyện chuyển việc. Bởi lẽ tùy vào từng công ty, thời gian thử thách công việc của bạn có thể là vài tháng, thậm chí là vài năm, liệu vài năm nữa bạn còn hào hứng khi nhận được số tiền nhỏ đầu vào ấy không? Hay bạn đã quyết tâm chuyển việc sang một nơi khác có nhiều cơ hội hơn rồi.



Điều thứ hai bạn cần cân nhắc chính là triển vọng của công ty tiềm năng, bởi theo một số khảo sát thì yếu tố lương thưởng không còn giữ quá nhiều ảnh hưởng đến niềm vui hay sự bất mãn của người đi làm. Một định hướng nghề nghiệp đúng đắn, một con đường phát triển lâu dài đi kèm với những phúc lợi tốt dần trở nên quan trọng hơn đối với sự nghiệp của họ. Vì vậy, chuyện khoản lương đầu vào cao cũng không có nhiều ý nghĩa nếu môi trường làm việc không lành mạnh, đi kèm với những đãi ngộ không tốt hoặc quá nhiều áp lực. Khi rơi vào trường hợp này, các bạn cần cân nhắc thật kỹ và cực kỳ cẩn trọng trong việc đánh đổi công việc hiện tại. Ngược lại, nếu khoản lương đầu vào ở mức khá nhưng mang đến cho bạn nhiều định hướng phát triển nghề nghiệp tốt trong tương lai, hãy tạo ra cho bản thân một cơ hội chuyển đối tốt nhất.


Cuối cùng, để đối phó với việc “chảy máu chất xám” vào giai đoạn cuối năm, các công ty thường chia những khoản thưởng cuối năm thành nhiều lần chi trả kéo dài, đôi khi lên đến 2 hay 3 lần khác nhau. Vì vậy, hãy cân nhắc chính sách chi trả của 2 bên để xem công ty nào khiến thu nhập của bạn tốt hơn, làm bạn cảm thấy thoải mái hơn thì hãy chọn nơi đó. Suy cho cùng, thu nhập nhận được do một năm bạn cống hiến hết mình hay đón nhận một thứ thách mới cũng không quá khác biệt, bởi chính bạn đã có những tiến bộ vượt bậc trong sự nghiệp của mình trong một năm làm việc.


Hiện tại Devwork đang tuyển dụng nhiều vị trí để cho bạn lựa chọn phù hợp.

  • Nếu bạn quan tâm và mong muốn thử sức ở vị trí HR Freelancer có thể tham khảo công việc trên website của Devwork và đăng kí để trở thành một HR Freelancer ngay tại: https://www.devwork.vn/dang-ky-hr-freelancer. 
  • Hoặc bạn muốn trở thành một ứng viên ngay hãy truy cập ngay tại link website sau: https://www.devwork.vn/ung-vien/dang-ky 
  • Đăng kí NTD: https://www.devwork.vn/nha-tuyen-dung/dang-ky


Devwork
Devwork là Nền tảng tuyển dụng kỹ sư IT vượt trội với mô hình kết nối Nhà tuyển dụng với mạng lưới hơn 30.000 CTV tuyển dụng.
Hơn 1500 Nhà tuyển dụng tin dùng Devwork để :
Tối ưu chi phí
Tiết kiệm thời gian
Chất lượng chuyên nghiệp
Hãy đăng ký ngay Devwork trong hôm nay để có thể gia tăng sự cạnh tranh của công ty bạn.
Hoặc liên hệ với chúng tôi :
Email: hello@devwork.vn

Tag Cloud:

Tác giả: quyenntt

Chia sẻ bài viết

Sao chép đường dẫn

Việc làm tại Devwork

khám phá các cơ hội việc làm tốt nhất tại Devwork Xem thêm

PRODUCT BUILDER (PYTHON)

  • Negotiate
  • Hồ Chí Minh

Tiền thưởng

Đăng nhập để xem

Tiền thưởng

Đăng nhập để xem

Tiền thưởng

Đăng nhập để xem

Sale Manager

  • Negotiate
  • Hồ Chí Minh

Tiền thưởng

Đăng nhập để xem

SALES STAFF

  • Negotiate
  • Hồ Chí Minh

Tiền thưởng

Đăng nhập để xem

Senior Java Engineer

  • Negotiate
  • Hà Nội

Tiền thưởng

Đăng nhập để xem

Bài viết liên quan

Danh sách bài viết liên quan có thể bạn sẽ thích Xem thêm